Posted on Leave a comment

Những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu nuôi mèo

Nuôi mèo tưởng chừng là một công việc đơn giản nhưng thực chất không phải như vậy. Rất nhiều người đã mắc phải sai lầm. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến nhất mà những người nuôi mèo mắc phải.

Không chọn mèo cho phù hợp

Nhiều người nhận nuôi mèo mà không hề cân nhắc xem con mèo đó có phù hợp với gia đình mình hay không. Hệ quả là nhiều người đã phải mang mèo trả lại khi mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát. Cho dù bạn nhận nuôi hay mua mèo, hãy chắc rằng chú mèo đó phù hợp với gia đình bạn, và môi trường sống trong nhà bạn sẽ an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mèo ta. Để chọn được mèo phù hợp để nuôi, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Cho rằng nuôi mèo không tốn kém

Nhiều người nói rằng bởi vì họ không có nhiều thời gian để nuôi chó, vì thế họ chọn nuôi mèo. Tất cả đều thế, mọi người nhận nuôi mèo và chơi với chúng chỉ khi nào mọi người cảm thấy rảnh rỗi và thuận tiện. Những lúc còn lại thì mèo bị bỏ mặc, muốn chơi gì thì chơi. Rồi sau đó những người đó lại than vãn rằng mèo không thân thiết với họ. Nếu bạn muốn mèo và bạn gần gũi, bạn phải đầu tư thời gian. Đừng coi mèo chỉ như những con thú cưng tiện lợi. Chúng cần một sự cam kết về mặt thời gian mà bạn có thể dành cho chúng, chơi và chia sẻ cùng chúng, chứ không chỉ là những cái bát chứa đầy thức ăn

Không đem mèo đi khám thú y

Mèo là một thú cưng rất phủ biến cùng với chó trên toàn thế giới. Đừng mắc sai lầm khi nghĩ rằng vì mèo không bao giờ ra ngoài nên mèo không cần đến bác sĩ thú y và kiểm tra sức khỏe định kì.

Không triệt sản cho mèo

Một con mèo đực không triệt sản thì hay tè để đánh dấu lãnh thổ, còn một mèo cái không triệt sản thì rất dễ trốn ra ngoài để tìm bạn tình. Một số giống mèo hoặc chó mà không triệt sản thì chúng còn dễ mắc các bệnh ung thư. Vì vậy, hãy nhớ thực hiện việc này nhé bạn.

Để mèo lang thang bên ngoài

Thật ra để mèo ra ngoài hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Quan điểm của tôi là mèo được an toàn hơn khi ở trong nhà, và bạn có thể tạo một môi trường giả lập trong nhà rồi cung cấp tất cả các phương tiện giải trí vui vẻ để giúp mèo ta an toàn. Để mèo ở ngoài lang thang sang hàng xóm thì chẳng khác gì đẩy mèo vào nguy cơ bệnh thật, bị thương, đánh nhau, hạ độc, lạm dụng, kí sinh trùng, bị lạc, đánh cắp, hay bị xe cán.

Không đeo phương tiện nhận diện cho mèo

Nếu bạn không làm điều này, thì bạn ít có cơ hội nhận lại mèo nếu mèo bị thất lạc. Trong khi hình thức phổ biến nhất là đeo ID tag ở cổ, thì phương pháp an toàn nhất là để mèo gắn microchip. Vòng cố khiến mèo có nguy cơ bị xiết cổ nếu bị mắc ở cành cây. Một breakaway collar là an toàn nhất nhưng sẽ không cung cấp nhiều sự nhận dạng nếu mèo trượt ra ngoài. Nếu bạn sử dụng một vòng đeo cổ, đảm bảo nó là một loại có thể tháo được, nhưng bạn cũng nên gắn chip cho mèo như một sự phòng vệ 2 lớp.

Không dành thời gian để huấn luyện mèo

Nếu bạn từng nuôi mèo và bạn nhớ khoảnh khắc bạn bị mèo cào hoặc cắn khi cố gắng đưa mèo tiêm vắc xin, tôi hi vọng bạn nhận ra tầm quan trọng của việc bắt đầu huấn luyện từ những lúc đầu. Hãy dành thời gian giúp mèo làm quen với việc ở yên trong chuồng, di chuyển trên xe và được giữ yên (để cắt móng, chải lông hay tiêm vắc xin). Thêm vào đó, huấn luyện mèo để chúng biết việc gì được phép làm và việc gì không được phép trong môi trường sống của mèo. Mèo ta có được phép ở trên kệ bếp không, tràng kỉ thì sao, nếu không hãy bắt đầu huấn luyện mèo những nơi mèo ta có thể và không thể lui tới. Nếu bạn không huấn luyện mèo nhưng sau đó lại phạt mèo khi mèo làm điều gì đó bạn không thích, thì bạn rất không công bằng với mèo. Duy trì sự nhất quan và làm những điều phù hợp, rèn luyện mèo vào khuôn khổ ngay từ khi bạn đem mèo về nhà.

Không chịu dọn khay vệ sinh cho mèo

Nếu bạn không muốn sử dụng một phòng tắm bẩn, thì mèo cũng vậy. Nhiều khi mèo không muốn sử dụng khay vệ sinh bởi vì nó không có đủ sự gọn gàng cần thiết. Hãy đảm bảo cấp cho mèo một khay đi vệ sinh với kích cỡ phù hợp, sử dụng loại cát mà mèo thích, đặt ở một nơi thuận tiên cho mèo và giữ nó sạch sẽ.

Cắt móng

Móng vuốt của mèo là một bộ phận thiết yếu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mèo. Nếu bạn dành thời gian hiểu điều mang tính bản năng này hoạt động và tại sao nó lại có lợi cho mèo, bạn sẽ nhận ra mình vô nhân đạo thế nào nếu không cắt móng cho mèo. Bất kể còn mèo nào cũng có thể được huấn luyện để không cào phá đồ đạc. Đó là giải pháp, chứ không phải cuộc phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo một số mẫu kềm cắt móng đang được bán tại nuoimeo.com nhé

Không mua loại bàn cào móng phù hợp

Nếu bạn mua loại bàn cào móng kiểu cute, mềm mại, bọc vải mềm thì bạn sẽ thất vọng vì mèo thích cào phá nội thất hơn là cái vật dụng vô ích đó. Hãy mu loại bọc vải bố sisal.

Không chú ý đến sự thay đổi hành vi của mèo

Mèo là sinh vật hoạt động theo thói quen. Khi mèo thay đổi hành vi, mèo có thể đang chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc đơn giản là phản ứng với những tác nhân gây stress cho mèo. Hãy xem sự thay đổi như một dấu hiệu cho điều gì đó không đúng.

Không chuẩn bị tinh thần cho mèo trước những sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống

Cuộc sống của bạn có thể có những sự kiện đáng thay đổi. Chuyển tới nhà mới, có bầu, nuôi thêm mèo khác, hoặc cải tạo nhà cửa. Tất cả điều này có thể khiến mèo của bạn sợ vì đột ngột phải sống cho một hoàn cảnh lạ lẫm. Hãy dành thời gian để mèo làm quen, thích nghi với sự thay đổi.

Phạt mèo

Mèo không cư xử sai vì bất bình. Nếu bạn nghĩ mèo làm điều gì đó sai đến mức bạn phát điên, bạn đã sai rồi. Hình phạt là vô nhân đạo và phản tác dụng.

Không làm giàu môi trường sống

Mèo là một loài động vật săn mồi. Mèo ta cần sự kích thích và cơ hội để khám phá. Các vấn đề về hành vi nảy sinh của mèo có thể là kết quả của một môi trường nhàm chán. Mèo của bạn cần những lúc chơi tương tác, chơi một mình, nơi để cào cấu, những ngóc ngách để ẩn nấp, những khu vực để leo trèo, và thời gian ở bên bạn.

Posted on Leave a comment

10 việc cần làm để giúp đầu óc mèo nhanh nhẹn

Nuôi mèo là để ôm ấp, vui đùa. Không một ai muốn nuôi một con mèo mà lúc nào cũng chậm chạp, âu sầu, ủ rũ như bị mất sổ gạo. Dưới đây là 10 việc bạn nên làm thường xuyên để giúp boss nhà bạn có một đầu óc nhanh nhẹn, linh hoạt

Chơi với mèo

Đúng vậy, hãy cố gắng dành khoảng 15p mỗi ngày để chơi đùa với mèo con nhà bạn. Dùng những đồ chơi có thiết kế dạng cần câu để nhử những con mồi giả, giúp cho mèo con có thể sử dụng kĩ năng săn bắt vốn có của chúng.

Thử thách cho bữa ăn

Thay vì cứ đổ hết thức ăn vào bát rồi cho mèo ăn, tại sao không sử dụng puzzle feeders, để khiến mèo ta phải bỏ một chút “mồ hôi” mới có được miếng ăn. Phương pháp cho ăn này không chỉ giúp mèo giải trí mà còn giúp mèo hưng phấn hơn. Cái gì càng khó đạt được, càng đáng trân trọng. Như vầy, mèo sẽ trân trọng đồ ăn – phần thưởng xứng đáng cho công sức của mình.

Chơi trò chốn tìm với mèo

Đặt những đồ chơi solo cho mèo một cách có tính toán ở mỗi ngóc ngách trong nhà để giúp mèo khám phá, tìm kiếm.

Huấn luyện mèo bằng clicker

Phương pháp huấn luyện này rất tuyệt vời đối với các vấn đề về hành vi, nhưng nó cũng chỉ là thuần giải trí và là một cách rất tuyệt để thử thách tinh thần mèo con của bạn.

Vượt chướng ngại vật

Bắt đầu bằng kiểu cơ bản, như là bắt mèo của bạn đi qua một đường hầm làm bằng túi giấy, sau đó thêm vào những vật dụng kiểu như làm chướng ngại vật và bắt mèo phải chui qua đường hầm này. Đây là sự kết hợp tuyệt vời các bài tập thể chất và tinh thần

Đừng để mèo cô đơn

Nuôi thêm một mèo nữa là một cách tốt giúp mèo đỡ cô đơn, đặc biệt là khi các thành viên trong gia đình thường xa nhà một thời gian dài. Mặc dù vậy, không phải mèo nào cũng thích có bạn, có những mèo chỉ thích được chủ nuôi mình em.

Ở góc độ gia đình, hãy chú ý tới mèo con nhà bạn nhiều hơn. Sống với  mèo không chỉ là cung cấp thức ăn, khay vệ sinh, hay nơi trú ẩn cho mèo. Đó là sự kết nối giữa con người – động vật. Hãy dành thời gian cho boss của bạn nhé.

Giúp mèo được hòa đồng

Bắt đầu điều này càng sớm càng tốt, điều đó giúp bạn sẽ có một chú mèo dễ dàng thích ứng với thay đổi, chấp nhận những vị khách đến chơi nhà và tận hưởng cuộc sống.

Giảm stress

Rất hiếm có mèo nào có thể tự vượt qua được sự căng thẳng. Hãy ngồi lại và tìm ra các nguyên nhân và vấn đề có thể khiến mèo nhà bạn không khỏe mạnh.

Liệt kê những vấn đề về hành vi

Nếu mèo nhà bạn đang gặp phải một vấn đề về hành vi nào đó, thì hãy giúp nó giải quyết càng sớm càng tốt để não bộ mèo có thể tập trung vào những điều tốt đẹp trong đời, và bạn cũng không phải bận tâm nữa.

Giúp mèo duy trì một thể trạng khỏe mạnh

Điều cuối cùng, hãy cho mèo ăn một chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thể chất của mèo, đi khám thú y định kì để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm tàng. Không thể có tâm trạng khỏe mạnh khi không có một cơ thể khỏe mạnh.

Posted on Leave a comment

Cách xử lý khi mèo cắn tay chủ

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để dạy mèo con chơi một cách nhẹ nhàng là không được sử dụng ngón tay của bạn làm đồ chơi. Không phải vấn đề là con mèo bao nhiêu tháng tuổi và nó cắn bạn có đau không, mà vấn đề ở đây đó là việc cắn tay cắn chân chủ không bao giờ được phép hoặc khuyến khích.

Ngay từ lúc đem mèo về nuôi, bạn cần chuẩn bị ngay những đồ chơi phù hợp cho mèo con nhà bạn để chúng cắn, chúng gặm trong quá trình chơi. Khi bạn chơi với chúng, hãy sử dụng những đồ chơi có thiết kế dạng cần câu để giữ khoảng cách an toàn giữa tay của bạn và răng mèo. Bằng cách này, nếu mèo có quá phấn khích khi chơi đùa, mèo cũng không phải lo lắng về việc vượt quá giới hạn.

Khi sử dụng những đồ chơi nhỏ hơn, ví dụ như fuzzy mice (chuột nhồi bông), hãy ném chúng ra xa cho mèo đuổi bắt, đừng cầm ở trên tay rồi rong rong cho mèo đuổi theo vì mèo có thể vô tình cắn vào ngón tay của bạn hoặc cào vào tay bạn. Khi chơi với chúng, hãy nhất quán trong những thông điệp hay bài học bạn muốn dạy cho mèo, bởi vì những điều này mèo sẽ ghi nhớ cho tới khi mèo lớn lên.

Nếu mèo vô tình cắn vào tay bạn trong quá trình chơi, ngay lập tức dừng tất cả mọi hành động lại và đứng yên. Bởi vì, theo bẳn năng săn mồi, mèo sẽ muốn con mồi của nó chuyển động, giãy dụa hòng trốn thoát. Còn mồi càng cử động mạnh, mèo càng phấn khích và cắn mạnh hơn. Vì thế, nếu bạn để yên, không làm gì, thì mèo sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Sau đó, thay vì kéo tay ra, thì nhẹ nhàng đẩy tay về phía mèo. Điều này khiến mèo bối rối không hiểu con mồi này có bị vấn đề gì nữa không, vì thế mèo sẽ dần dần buông tay bạn ra.

Khi mèo cắn, điều quan trọng là phải dừng tất cả những cử động và mặc kệ mèo. Bạn có thể tiếp tục chơi khi mèo trở lại trạng thái thư giãn và trong sự kiểm soát. Điều này sẽ gửi một thông điệp đến mèo rằng cắn vào da thịt con người đồng nghĩa là không được chơi bời gì nữa hết. Khi mèo buông tay bạn ra, thì di chuyển tay bạn ra xa một chút đủ để mèo hiểu rằng bạn không hứng thú với kiểu hành vi đó của mèo. Nếu mèo cắn, đừng đánh, đẩy mèo ra xa hoặc la mắng mèo. Mặc dù những hành động này có thể tạm thời khiến mèo nhả tay bạn ra, nhưng về mặt dài hạn thì chúng lại có tác động khá tiêu cực. Mèo con sẽ sớm trở nên sợ hãi bạn. Nếu bạn thực hiện bất kì hành động khiển trách nào, bạn có thể khiến mèo chuyển sang trạng thái phòng vệ, và điều này có thể khiến mèo cắn bạn đau hơn ở lần sau.

Posted on Leave a comment

Những điều cần làm khi mới đem mèo về nhà

Bạn vô cùng phấn khích, hào hứng khi gia đình mình chào đón một thành viên mới – một chú mèo nhỏ. Đây cũng là lúc bạn học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm về việc chăm sóc mèo. Dưới đây là một số hướng dẫn sẽ giúp bạn đi đúng hướng:

Điểm dừng chân thứ nhất: phòng khám thú y

Mèo con của bạn sẽ cần đến sự chăm sóc của các bác sĩ thú ý trong suốt quá trình bạn nuôi chúng, vì thế thời điểm tốt nhất để bắt đầu là ngay bây giờ. Tùy thuộc vào nơi mà bạn nhận được mèo và tuổi hiện tại của chúng mà bạn cần tiếp tục tiêm vắc xin và tẩy giun cho cho mèo. Ngay cả mèo con đã được tiêm vắc xin trước khi bạn đem mèo về nhà nuôi, thì việc đưa mèo đến bác sĩ khám trong vòng vài tuần đầu tiên là rất quan trọng.

Bác sĩ thú y có thể cho bạn những hướng dẫn hữu ích về chế độ dinh dưỡng, chỉ bạn cách cắt móng mèo. Và bạn cũng nên thiết lập mối quan hệ với một bác sĩ thú y ngay, vì như vậy bác sĩ sẽ biết được những hành vi thông thường của mèo con và có thể chẩn đoán dễ dàng hơn nếu có điều bất thường xảy ra.

Đảm bảo an toàn cho mèo

Có thể bạn cảm thấy cực kì phấn khích khi bắt đầu cuộc sống với “người bạn nhỏ” mới, nhưng hãy nhớ rằng môi trường gia đình bạn vẫn là thứ gì đó lạ lẫm, to lớn đối với cô bạn này. Vì thế đối với mèo con, chúng cần nhiều thời gian để thích nghi dần dần, vì thế hãy dành cho mèo con một căn phòng riêng biệt, yên tĩnh. Nó có thể là một phòng ngủ dư thừa hoặc bất kì căn phòng nào mà bạn có thể đóng kín cửa. Như vậy, mèo con sẽ có không gian riêng mà không bị choáng ngợp bởi những thứ mới lạ trong gia đình bạn.

Mèo con của bạn chỉ ở trong giai đoạn học cách sử dụng các vật dụng như thùng vệ sinh, bàn cào móng, cây leo trèo và còn rất tò mò khám phá môi trường xung quanh. Mèo con cũng chưa có khả năng kiểm soát cơn buồn tè, vì thế bạn nên để mọi vật dụng gần với chúng để chúng có thể dễ dàng sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển.

Đặt trong phòng một thùng vệ sinh, một bàn cào móng dạng thẳng đứng, một bàn cào móng dạng ngang, và vài thứ để làm nơi ẩn nấp (ví dụ như túi giấy hoặc các đồ đạc có các hộp bên cạnh), và một khu vực nghỉ ngơi ấm cúng, cùng với nước và thức ăn. Đảm bảo bạn đặt nguồn thức ăn và nước uống cách xa chỗ đi vệ sinh.

Cô mèo của bạn cũng sẽ cần tới đồ chơi. Hãy để vào đó vài đồ chơi để chúng có thể tự chơi một mình, loại mềm thì chúng có thể nhai, loại cao su thì chúng có thể lăn hoặc vồ. Khi nào bạn muốn chơi với húng, hay đem vào các loại đồ chơi dạng tương tác để chúng vừa chơi trong khi bạn vừa kiểm soát hành vi của chúng được. Đừng để bất kì dạng đồ chơi nào có dạng sợi vì chúng có thể gây hại cho mèo.

Cứ để ba lô hay lồng vận chuyển mèo trong phòng làm nơi ẩn nấp nếu chúng thích. Lót thêm bên trong một cái khăn để mèo có thể thoải mái nghỉ ngơi trong đó.

Giữ mèo trong phòng viêng bao lâu phụ thuộc vào tuổi, tính cách và kích cỡ căn nhà của  bạn, và cả việc bạn có nuôi vật nuôi nào trong nhà nữa không. Nếu đó là vật nuôi duy nhất trong nhà và nó tỏ ra thoải mái và tự tin sau tầm 24 tiếng thì bạn có thể để nó ra ngoài khám phá căn nhà dần dần. Nhưng hãy nhớ đảm bảo rằng mèo con biết chỗ đi vệ sinh để ở đâu và và thể trở về lãnh địa riêng của chúng một cách an toàn. Nếu bạn có vật nuôi khác nữa, thì cứ để mèo con trong phòng và giới thiệu dần dần với các vật nuôi khác.

Vật dụng, dụng cụ vận chuyển mèo

Ngay cả khi mèo con đã quen và ra khỏi lãnh địa riêng, thì việc đặt sẵn các dụng cụ vận chuyển như ba lô, túi xách hay lồng vẫn cần thiết. Như vậy, mèo sẽ quen với sự hiện diện của các dụng cụ này và dễ dàng hợp tác khi bạn muốn chúng chui vào trong.

Mèo con cần một hộp đi vệ sinh riêng

Bởi vì mèo con của bạn vẫn đang trong giai đoạn học hỏi, nên hãy đặt thùng vệ sinh ở nơi thuận tiện nhất cho chúng. Thùng vệ sinh nên có phần sườn thấp hoặc ít nhất có khoét một lỗ ở vị trí thấp để mèo con có thể dễ dàng chui vào và chui ra. Khi mèo lớn hơn, bạn có thể đổi một cái to hơn và dần dần di chuyển nó tới một vị trí cố định.

Mèo con có thể không thể nhớ vị trí đi vệ sinh hoặc không kiểm soát cơn buồn tè một cách hiệu quả, vì thế đừng để mèo phải chạy khắp phòng mới tìm thấy chỗ đi tè.

Thức ăn và nước uống

Hãy bắt đầu cho mèo ăn đúng loại thức ăn và sử dụng kích thước bát uống nước đúng kích cỡ, để mèo không phải nhúng chân vào khi uống, và đảm bảo mèo được ăn đúng loại thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng của mèo.

Mèo con cần được cho ăn vài bữa một ngày. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ thú y, họ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích dựa trên tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của mèo con nhà bạn.

Trang bị cho mèo một bàn cào móng

Hãy trang bị mèo một bàn cào móng ngay, loại được bọc vải bố sisal là lý tưởng nhất. Mèo con có thể thường xuyên để lộ móng vuốt ở thời điểm này, nhưng khi mèo lớn hơn, mèo sẽ khá hơn trong việc bảo vệ bộ móng của mình

Cây leo trèo

Mèo con thích leo trèo, và leo trèo cũng giúp mèo con rèn luyện những kĩ năng quan trọng. Mèo sẽ học được những kĩ năng quan trọng về sức mạnh, sự cân bằng và tốc độ. Hãy sắm cho cô ấy một cái cây leo trèo chuyên dụng, không thì mèo con sẽ leo lên những thứ như rèm cửa hoặc giá sách của bạn đó.

Hoc việc trải lông vằ cắt móng.

Nếu bạn không muốn chú mèo của bạn khi lớn lên sẽ không cho bạn đụng vào móng vuốt, hoặc sẽ cắn bạn mỗi khi bạn trải lông cho chúng, thì hãy bắt đầu ngay bằng việc tập cho chúng quen việc này. Khi mèo còn bé thì đây là thời điểm thích hợp nhất để cho mèo làm quen. Hãy kiếm một bàn chải mềm và bắt đầu chải lông cho cô ấy vài lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 phút. Nhẹ nhà chạm tai và miệng của chúng nữa. Giúp chúng cảm thấy thoải mái với việc được chạm vào người, để sau đó chúng sẽ chấp nhận cho bạn đánh răng, rửa tai hoặc cho chúng uống thuốc.

Cắt móng thường xuyên là việc cần phải làm. Bạn chỉ cần cắt bỏ cái phần đầu móng sắc nhọn đi mà thôi. Nếu bạn bắt đầu làm việc này sớm và làm đều đặn từ khi mèo còn nhỏ thì mèo nhà bạn sẽ dễ dạng chấp nhận quá trình này mà không phàn nàn khi cô ta lớn. Nếu có thể, hãy đến hỏi các bác sĩ thú y để được họ chỉ dẫn trực tiếp cách làm, tránh việc cắt móng quá sâu, ảnh hưởng tới phần mạch máu bên trong.

Bắt đầu quá trình huấn luyện

Nếu bạn muốn một con mèo ngoan, dễ bảo thì bạn phải bỏ thời gian công sức để huấn luyện chúng cho phù hợp với hành vi con người. Hãy bắt đầu ngay và thực hiện đều đặn. Hãy đảm bảo các thành viên trong nhà bạn cùng có phương pháp huấn luyện tương tự, tránh trường hợp mỗi người chỉ dạy mèo một kiểu khác nhau sẽ khiến mèo không biết nghe theo ai. Việ chuấn luyện sớm sẽ được đền đáp xưng đáng khi mèo con của bạn trở thành một con mèo trưởng thành.

Mèo con luôn luôn đầy năng lượng, nhưng năng lượng đó cần được định hướng đúng. Chúng cần được dạy để sử dụng năng lượng đó vào những việc thích hợp, đó là chơi đồ chơi của mèo, sử dụng các đồ đạc dành riêng cho mèo chứ không phải là các bộ phận cơ thể người, các vật dụng, đồ đạc cá nhân trong nhà

Posted on

Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho mèo con trong nhà

Mèo con, cũng giống như trẻ con, chúng luôn tò mò về mọi thứ xung quanh. Chúng sẽ coi mọi thứ trong nhà như đồ chơi. Chúng cũng rất hay nhẩy nhót lên cao, vì thế những vật dụng như rèm cửa, giá sách là những đồ chơi mà chúng yêu thích. Mèo con luôn có xu hướng tự gây rắc rối bằng cách len lỏi vào những nơi không ngờ tới nhất, vì vậy hãy cố gắng dành thời gian thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn cho tất cả các phòng. Có những thứ trong phòng tưởng chừng như vô hại, nhưng lại là có hại khi bạn nhìn nhận dưới góc độ của mèo con. Ví dụ, nếu bạn có một cái tựa, thì rất dễ là mèo con sẽ ẩn nấp trong đó và bị thương khi bạn điều chỉnh chiếc ghế.

Máy giặt và máy sấy có vẻ như ngoài tầm với của mèo, nhưng thật ra chúng có thể dễ dàng nhảy lên và chui vào trong bằng một cách nào đó. Mèo con cũng có thể ẩn vào trong một mảnh vải hay quần áo bẩn nào đó mà bạn không biết và cứ thế cuộn nó bỏ vào máy giặt. Vì vậy, luôn luôn bỏ từng chiếc quần áo vào trong máy giặt, kiểm tra kĩ máy giặt và máy sấy trước khi bật chúng lên, và cả khi bạn bỏ đồ đạc trong đó ra trước khi đóng cửa lại nhé.

Đây là danh sách ngắn những công việc cần làm để bảo vệ an toàn cho mèo con nhà bạn:

– Đảm bảo cánh cửa sổ, chốt cửa sổ vận hành an toàn

– Cất giữ thuốc men của bạn kĩ càng, nên để trong ngăn kéo hoặc tủ có nắp đậy kín

– Đừng để những thứ như dây dợ, ruy băng, dây chun hay những thứ tương tự vì mèo con có thể nuối phải chúng

– Cất kĩ những loại chất tẩy rửa ở nơi kín đáo

– Loại bỏ các quai xách khỏi các túi giấy trước khi dùng chúng làm đồ chơi cho mèo con

– Đừng cho chúng chơi với túi ni lon

– Đảm bảo không có đoạn dây điện nào trùng, thõng xuống vì mèo con có thể vờn nghịch với chúng

– Sử dụng museum wax hoặc earthquake wax để đảm bảo an toàn cho những đồ dễ vỡ mà chúng ta không thể di chuyển chúng đi đâu được

– Kiểm tra kĩ càng máy giặt và máy sấy trước khi sử dụng.

– Đừng ôm tất cả quần cáo rồi bỏ vào máy giặt cùng một lúc, mà hãy bỏ từng cái quần áo một bởi vì mèo con có thể ngủ quên trong đống quần áo đó.

– Luôn luôn double-check xem có mèo con ẩn nấp trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo không

– Luôn để những cây trồng trong nhà tránh xa tầm với của mèo con, vì rất có thể chú mèo ngứa răng gặm cả lá cây có độc

– Đậy tất cả những rổ đựng kim chỉ sau khi khâu vá thêu thùa, vì kiểm tra xem có sợi chỉ, sợi vải nào rớt xuống thảm hay không vì mèo con rất dễ nuốt hoặc mắc chân vào chúng.

– Đừng ném bất kì cái hộp nào đi mà không kiểm tra bên trong. Rất có thể chú mèo con của bạn đang ngủ ngon trong đó.

 – Trước khi ra ngoài, hãy kiểm tra lại các ngăn kéo, tủ quần áo lại một lần nữa để đảm bảo không có con mèo nào bị nhốt ở trong

– Bịt kín không gian đằng sau tủ lạnh để mèo con không bị mắc kẹt trong đó

– Đừng sử dụng băng phiến trong ngăn kéo hoặc tủ đô bởi vì chúng có thể có độc cho mèo.

– Kiểm tra kĩ trước khi điều chỉnh chân ghế tựa bởi vì mèo con của bạn có thể ẩn nấp phía bên dưới

– Rèn luyện thói quen đậy nắp toa lét sau khi dùng xong.

Đây chỉ là những điều cơ bản nhất, bạn cần phải tuỳ chỉnh lại theo tình thình thực thế ở ngôi nhà của bạn. Có vẻ như có rất nhiều việc phải làm, nhưng chú mèo con của bạn sẽ dần dần trưởng thành và tự tránh được những hành vi nguy hiểm. Hãy cứ hình dung việc này giống như bạn đang đảm bảo an toàn cho một đứa trẻ sơ sinh, hay vừa mới biết đi vậy.

Posted on Leave a comment

Cần chuẩn bị những vật dụng gì để bắt đầu nuôi mèo?

Bạn chuẩn bị đem một chú mèo về nuôi? Dưới đây là danh sách cơ bản những thứ bạn cần chuẩn bị:

  • Thức ăn cho mèo loại tốt
  • Một nguồn nước sạch
  • Một thùng cho mèo đi vệ sinh
  • Cát vệ sinh cho mèo, loại không mùi và có thể xúc được
  • Xẻng xúc cát
  • Thùng đựng rác bẩn
  • Bát đựng thức ăn cho mèo
  • Bát uống nước (Dùng riêng, không chung với bát đựng thức ăn)
  • Bàn cào móng (nên mua loại được bọc vải làm từ sợi sisal)
  • Bàn chải lông
  • Kìm cắt móng
  • Một vài loại đồ chơi để chúng chơi một mình
  • Một vài loại đồ chơi để chúng ta có thể chơi cùng với chúng (dạng thiết kế như chiếc cành câu)
  • Một chiếc giường ngủ ấm áp
  • Một vài thứ cho chúng ẩn nấp, ví dụ nững đồ có hộp ở cạnh, đường hầm bằng bìa carton, túi giấy, hoặc những chiếc giường hình Kim tự tháp.
  • Dụng cụ để vận chuyển, ví dụ như balo, lồng sắt
  • Nhà cây cho mèo, để cho chúng leo trèo
  • Các thiết bị để nhận dạng, phòng khi chúng bị thất lạc, ví dụ như microchip, ID Tag, vòng cổ
  • Các phương tiện để huấn luyện, hoặc có thể dùng luôn dạng đồ ăn, ví dụ như bánh thưởng cho mèo
  • Một số vật dụng để bảo vệ mèo, ví dụ như nắp che ổ điện bằng cao su, vỏ bọc dây điện.

Và 2 điều phi vật chất mà bạn cần nữa, đó là sự kiên nhẫn và tình yêu dành cho loài vật nhỏ bé kêu meo meo này.

Bạn cũng sẽ cần đến những thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Hãy ghé thăm nuoimeo.com thường xuyên khi bạn bắt đầu nhé. Nhưng trước khi bạn trở về nhà với những búi lông bay lăn lóc trog nhà, chúng tôi khuyên bạn hãy tìm hiễu tất cả những gì có thể về bản chất của mèo và những cách tốt nhất để huấn luyện chúng, . Rất nhiều người cho rằng mèo là loài vật dễ nuôi, cần ít công chăm sóc và họ đã phải thất vọng khi những vấn đề về hành vi nảy sinh. Đây sẽ là khởi đầu cho một mối quan hệ tuyệt vời và đáng khen thưởng giữa bạn – gia đình bạn và những chú mèo đáng yêu.

Posted on Leave a comment

6 điều bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nuôi mèo trong nhà

Cùng với chó, mèo là một trong số những loài thú cưng phổ biến nhất của con người. Mặc dù nhỏ hơn chó về kích thước, nhưng mèo cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau, khác biệt về cả thể chất lẫn tính cách. Nếu bạn đang nghĩ đến việc nuôi một chú mèo trong nhà, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu loại mèo nào là phù hợp với bạn. Đây là những câu hỏi bạn nên tự hỏi bản thân trước.

Mèo thuần chủng hay mèo lai?

Nếu bạn biết rõ những đặc tính mong muốn ở chú mèo mình định nuôi, ví dụ như kích thước, bộ lông, màu sắc, tính nết thì bạn nên chọn một chú mèo giống thuần chủng. Nếu không, thì bạn hoàn toàn có thể tìm một chú mèo lai, vì mèo lai dễ tìm mua hơn nhiều và đương nhiên, giá tiền cũng rẻ hơn nhiều so với mèo thuần chủng.

Lông dài hay lông ngắn?

Bởi Chatterie des Millenovæ http://www.millenovae.com – Tác phẩm được tạo bởi người tải lên, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4750864

Mèo lông dài thì trông lộng lẫy hơn nhưng chúng cần nhiều sự chăm sóc hơn. Hầu hết mèo lông dài đều có bộ lông bị vón cục hoặc rối, vì thế việc trải truốt hàng ngày là cần thiết. Một số loài còn cần phải tắm thường xuyên.

Đực hay cái

Vấn đề giới tính thật sự không quá quan trọng trừ phi bạn có một ý thích đặt biệt cho một giới tính cụ thể nào.

Tuổi của mèo thì sao?

Với một chú mèo đã trưởng thành, thì phần lớn, bạn sẽ thấy được tính cách của nó đã phát triển rõ rệt. Ví dụ bạn thích một tính cách cụ thể như: hiếu động, trầm ngâm, chịu bế, thì một chú mèo trưởng thành là một lựa chọn tốt hơn. Bạn sẽ biết rõ tính cách chú mèo bạn sắp nuôi là gì.

Còn nếu bạn chọn nuôi một chú mèo con, thì bạn có cơ hội tốt để tác động tới tính cách của chúng thông qua quá trình chơi với chúng, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Những chú mèo con cần nhiều thời gian để giám sát và huấn luyện, chúng chỉ mới biết tới các khả năng thể chất của bản thẩn và chưa biết nhiều về những quy tắc trong nhà bạn. Mèo con cũng cần tới bác sĩ thú y và tẩy giun thường xuyên hơn. Nuôi mèo con, chắc chắn bạn sẽ phải thực hiện tiêm phòng, hoặc triệt sản cho chúng trong tương lai. Nếu bạn mua một con mèo trưởng thành, bạn có thể lựa chọn những con đã được thực hiện những điều này rồi.

Trong gia đình bạn có trẻ nhỏ hay không

Đây là một yếu tố cực kì quan trọng  để quyết định chú mèo nào sẽ phù hợp với gia đình bạn. Một số loài mèo phù hợp để chơi với trẻ con hơn những loài khác. Một chú mèo trưởng thành chưa từng ở gần trẻ con bao giừ có thể trở lên hung hãn khi bọn trẻ tiến lại gần. Nếu bạn được tặng hay mua một chú mèo ở chợ, hãy hỏi rõ điều này từ những người có thể biết. Với mèo con thì bạn có thể cho chúng chơi với trẻ con ngay từ khi chúng còn nhỏ, nhưng hãy cẩn thận bởi chúng có thể bị thương bởi bàn tay của trẻ nhỏ.

Hãy cân nhắc kĩ yếu tố này, độ tuổi và tính nết của đội nhóc nhà bạn để khi bạn đem một con mèo về, đó sẽ là một môi trường an toàn và vui vẻ dành cho cả hai, loài người lẫn loài mèo.

Bạn có vật nuôi nào trong nhà chưa?

Nếu bạn đã có một con mèo ở nhà và muốn nuôi thêm, thì hãy cố gắng tìm một sự bổ sung tính cách phù hợp. Nếu con mèo hiện tại của bạn rất bạo dạn thì bạn đừng nên đem về một con mèo nhút nhát. Đừng để khác biệt về tính cách giữa 2 con mèo là quá lớn. Thêm nữa, hãy chuẩn bị thời gian để “ma mới” có thể từ từ làm quen với “ma cũ”. Đây là yếu tố phải được ưu tiên hàng đầu trong trước khi quyết định. Nếu bạn đang nuôi chó, thì con chó ấy có thân thiện với mèo không, bạn thấy nó đuổi mèo hàng xóm bao giờ chưa? Hãy suy nghĩ thật cẩn thận về cách cư xử của con chó với mèo con. Sự an toàn của cả 2 con vật nên là ưu tiên hàng đầu. Hãy cẩn trọng hơn về một chú mèo nhỏ và một con chó to. Đừng chủ quan cho rằng bạn biết rõ về phản ứng của con chó, bởi vì thảm kịch có thể xảy ra trong vòng một nốt nhạc, ngay cả khi con chó chỉ có ý định đùa giỡn.